ĐÔI NÉT LỊCH SỬ ĐỀN NGỌC SƠN
Đền Ngọc Sơn thiêng liêng cổ kính nằm trong cụm di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” vô cùng nổi tiếng. Trong đó, đền Ngọc Sơn còn là một trong những điểm du lịch đẹp ở Hà Nội mà hầu hết khách du lịch đến thăm thủ đô đều muốn ghé thăm.
Trên đảo Ngọc Sơn có tồn tại một ngôi đền thờ cổ kính mà uy nghiêm tên là đền Ngọc Sơn. Đền được xây dựng sau chiến tranh Nguyên – Mông để tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã hi sinh vì dân tộc trong cuộc chiến này. Qua thời gian dài tồn tại mà không được tu sửa, đền đã bị sụp đổ.
Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 -1739) chúa Trịnh Giang cho xây cung Thụy Khánh trên nền đền Ngọc Sơn cũ. Nhưng cung Thụy Khánh cũng chỉ tồn tại đến cuối đời Lê, sau đó bị Lê Chiêu Thống phá hủy.
Sau đó, đền Ngọc Sơn được một nhà từ thiện tên Tín Trai xây dựng lại trên nền đất của cung Thụy Khánh và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đền Ngọc Sơn được xây dựng hoàn thành nhưng chưa hoàn thiện.
Mãi tới năm 1864, danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa đền, đắp thêm đất, xây bờ kè, xây đình Trấn Ba, xây cầu Thê Húc, hoàn thành đền Ngọc Sơn như ngày nay.
Đền Ngọc Sơn là sự dung hòa giữa 3 đạo giáo phổ biến ở Việt Nam thời đó là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Điều đó thể hiện rõ nét trong kiến trúc đặc biệt của đền cùng với hệ thống câu đối trên cột, cách bài trí thờ tự bên trong đền.
HƯỚNG DẪN VÀO THĂM ĐỀN NGỌC SƠN
Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc 3 chữ là “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”
(ảnh Tháp Bút)
Sau khi mua vé xong, các bạn sẽ phải đi qua cầu Thê Húc để đi được vào đền. Cây cầu có màu đỏ phần chân được tạo nên từ những chiếc trụ lớn. Tên của cầu là Thê Húc mang ý nghĩa “Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”
Đi vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan 2 khu đền chính ở đây. 2 khu đền thờ 2 vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Hai ngôi đền mang đặc trưng của phong cách kiến trúc của những ngôi chùa ở Bắc Bộ. Trong 2 ngôi đền là 2 bức tượng lớn.
(ảnh bên trong đền)
Bức tượng đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1 mét, và tượng thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.
Bên cạnh khu đền thờ 2 vị thần, một nơi đặc biệt mà du khách khi đến đây cũng phải trầm trồ đó là khu vực đặt tủ kính giữ tiêu bản của rùa Hồ Gươm. Hình ảnh cụ rùa trang nghiêm với tầm vóc to lớn kì lạ khiến cho khách du lịch khi tới nơi đây phải tò mò.
(ảnh cụ rùa bên trong đền)
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà cho đền và hồ, gợi nên cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người dân Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
(cầu Thê Húc)
DI CHUYỂN ĐẾN ĐỀN NGỌC SƠN NHƯ THẾ NÀO?
Vì nằm ngay trong khu vực trung tâm nội thành của Hà Nội nên việc di chuyển tới đây tương đối dễ dàng. Với xe buýt, các bạn có thể lựa chọn những tuyến buýt sau:
Với xe máy, thì các bạn có rất nhiều sự lựa chọn để di chuyển, phụ thuộc vào địa điểm mà bạn đang ở hiện tại. Các bạn chỉ cần nhớ những con phố huyết mạch của thành phố rồi đi là sẽ tới. Hiện tại các ứng dụng chỉ đường như Google map đã ngày càng trở nên thông dụng để các bạn có thể thuận tiện hơn trong việc đi lại. Hoặc nếu muốn đơn giản hơn vì các bạn có thể lựa chọn taxi vừa chủ động mà lại không lo lắng việc không biết đường.
Đặc biệt, vào cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật) khu vực xung quanh Đền Ngọc Sơn được mở phố đi bộ, vì thế khi đến thăm Đền bạn cần gửi xe ở bên ngoài để đi bộ vào.
(cảnh bên ngoài đền)
THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ ĐẾN ĐỀN NGỌC SƠN
Thời gian tuyệt vời nhất để bạn ghé thăm đền Ngọc Sơn đó là vào những ngày đầu năm mới. Lúc này những sắc hoa mùa xuân đang ngập tràn quanh hồ, thi nhau đua nở khiến Hà Nội như đang vươn mình trong không khí của mùa xuân mới. Đầu năm cũng là dịp người dân Hà Thành đi lễ chùa để cầu mong về một năm mới bình an, hạnh phúc bạn cũng có thể ghé thăm đền Ngọc Sơn để thắp hương và cầu mong về một năm mới an lành, sung túc. Chắc chắn việc đến đến Ngọc Sơn đầu năm sẽ khiến bạn cảm thấy an yên và nhẹ lòng hơn rất nhiều.
(cảnh bên ngoài, có thể là Hồ Gươm)
GIÁ VÉ VÀO ĐẾN NGỌC SƠN
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẾN ĐỀN NGỌC SƠN
Đền Ngọc Sơn chỉ bán vé cho du khách tham quan khu vực trung tâm của đền nên theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu du khách đi qua cầu Thê Húc mà không vào Đắc Nguyệt Lâu thì không cần mua vé. Đền mở cửa cho khách du lịch tham quan các ngày trong tuần.
Đền là khu thờ tự nên du khách cần lưu ý những điều sau:
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Mây
Nguồn tin: travel360.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn