Ngược về lịch sử, thủ đô Hà Nội ngày ấy – những ngày thực dân Pháp xâm lược nước ta vẫn còn là một thành phố hệ với thống giao thông đi lại còn rất khó khăn. Chính quyền Pháp muốn đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897 - 1914) đã cho mở rất nhiều tuyến đường để có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa về chính quốc. Toàn quyền Đông Dương cũng rất quan tâm tới việc lưu thông hàng hóa từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ tới Hải Phòng và từ Hải Phòng vào Hà Nội. Tại thời điểm đó chưa có cây cầu nào mà toàn phải vận chuyển bằng đò ngang rất vất vả. Chính vì vậy, chính quyền Pháp đã quyết định lập kế hoạch và thi công xây dựng cây cầu huyết mạch này để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa sau đó.
Cầu Long Biên ban đầu được mang tên vị Toàn quyền đương nhiệm thứ sáu của Đông Dương: Paul Doumer, người cũng có một số phận đầy thăng trầm. Sau khi làm Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), ông Paul Doumer trở về Pháp tiếp tục tham gia chính trị và trở thành Tổng thống thứ mười bốn của nước Pháp và bị ám sát sau chưa đầy một năm cầm quyền. Cái tên Paul Doumer đã lùi dần vào dĩ vãng sau năm 1954 khi cây cầu bắc qua sông Hồng chính thức mang tên Long Biên. 1954 cũng là thời điểm quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Hà Nội theo hiệp định Geneva và Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, miền Bắc Việt Nam tiến lên trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đánh dấu một mốc son mới trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Hơn một thế kỷ qua, cầu Long Biên vẫn hiên ngang, oai hùng đứng đó, mặc cho có bao lần bị bom đạn của giặc ngoại xâm phá hoại, mặc cho thăng trầm của thời gian phủ lên cây cầu.
Cầu Long Biên chính là cây cầu đầu tiên được xây vượt sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên bây giờ. Rảo bước qua cây cầu, bên phía Hoàn Kiếm bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một một tấm biển sắt chạm nổi dòng chữ: 1899 - 1902; Daydé & Pillé, Paris. Đây là chính là những thông tin chính xác nhất về cây cầu này. Hai chữ số đầu là năm xây dựng và hoàn thành cây cầu. Còn Daydé & Pillé là một công ty xây dựng của Pháp có trụ sở ở Paris có bản thiết kế được coi là phương án tối ưu nhất trong 6 công ty của Pháp tham gia đấu thầu xây dựng cây cầu lịch sử.
Đi trên cây cầu thép có tuổi đời hơn trăm năm tuổi đến bây giờ, bạn vẫn có thể dễ dàng nhận ra một quá khứ hào hoa, anh hùng của nó. Nhờ bàn tay tài hoa của những kiến trúc sư người Pháp, Cầu Long Biên được xây dựng với những dầm thép vươn cao đầy tinh tế nhưng cũng không kém phần vững chãi. Kết cấu thép vừa tạo độ vững chãi cho cầu, vừa tạo nên sự lãng mạn riêng biệt mà chỉ có đi qua cầu, bạn mới cảm nhận được hết những nét thi vị ấy.
Những buổi chiều muộn khi hoàng hôn dần buông xuống, cầu Long Biên dưới những tia nắng vàng hiu hắt là một bức tranh lãng mạn tuyệt vời. Những dầm thép kiêu hãnh vươn mình trong nắng chiều, bao nhiếp ảnh gia tranh thủ chụp những khoảnh khắc đẹp nhất của cây cầu để làm tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình. Vào buổi tối khi thành phố lên đèn, cầu Long Biên lại đẹp theo một nét mê đắm, nhiều người thích đứng dựa vào thành cầu ngắm sông Hồng lộng gió, ngắm thành phố lung linh trong những ánh đèn. Cây cầu cũng góp mình vào nhịp sống sôi động của thủ đô khi cũng là con đường huyết mạch chính để những người dân hai bên cầu đi lại giao lưu. Buổi sáng phía bên bờ bắc thì người xuôi sang nhộn nhịp, buổi chiều thì bên phía bờ nam nhộn nhịp người đi về hơn. Dòng người đan xen, hay những chuyến tàu qua cầu mỗi ngày đã làm đẹp cho cây cầu theo một cách rất riêng biệt.
Đặc biệt trên cây cầu ấy, ở những khoảng rộng trên cầu thỉnh thoảng lại có một người bán hàng, nào là ngô, khoai, rau..; nhất là vào mùa đông, trong cái giá lạnh của thời tiết, những hàng ngô nếp nướng, khoai luộc thơm lừng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thêm ấm lòng, lắng đọng tâm hồn trong một khoảng không vô tận.
Phương tiện để đi đến Cầu Long Biên – Hà Nội
Bạn có thể tới tham quan cây cầu tuyệt vời này bằng nhiều phương tiện khác nhau
Các địa điểm ăn ngon gần Cầu Long Biên
Qua Cầu Long Biên, bạn không thể bỏ qua những món ăn hấp dẫn, đậm chất Hà Thành như:
Những địa điểm tham quan gần Cầu Long Biên
…..
Nguồn tin: travel360.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn